Những tiếng lóng – thuật ngữ trong câu cá
Trong mọi lĩnh vực thể thao hoặc nghệ thuật đều có những từ ngữ đặc biệt, và câu cá cũng không ngoại lệ. Để hiểu rõ hơn về các thuật ngữ đặc trưng trong câu cá, Hồ câu Thế Anh sẽ chia sẻ với các bạn một số từ ngữ chỉ dành riêng cho người chơi câu cá. Dưới đây là một số từ ngữ thông dụng những thuật ngữ trong câu cá, nếu bạn hiểu được chúng, bạn sẽ không bị coi là “gà” khi tham gia vào trò chơi này.
Thuật ngữ trong câu cá thường gặp
Ăn móng: Khi cá từ dưới nước trồi lên mặt để hớp không khí, đó chính là dấu hiệu cho thấy có nhiều cá quần tụ dưới đáy, nơi đó là nơi câu cá lý tưởng.
Ăn nước chìm: Là Thuật ngữ trong câu cá chỉ các loại cá như cá tra, cá bông lau thường săn mồi ở đáy ao hồ và sông suối, không nổi lên ăn mồi ở tầng nước trung và trên. Để câu được cá ăn nước chìm, cần điều chỉnh cục chì cách cục mồi phía trên khoảng 10-20 cm. Thường thì cá lớn mới ăn nước chìm, có trọng lượng vài ba kí lô.
Thuật ngữ trong câu cá – Ăn nước nổi: Các loại cá tìm mồi ở tầng nước giữa, không xuống sâu đến đáy để săn mồi. Để câu được cá ăn nước nổi, cần sử dụng phao để giữ cục mồi ở tầng nước giữa.
Câu cắm: Câu với cần câu bằng tre vót nhỏ và dài khoảng 70cm, sợi nhợ ngắn khoảng 50cm nhưng to và lưỡi câu cũng to. Câu cắm là Thuật ngữ trong câu cá thường dùng để ám chỉ câu các loại cá lớn như lóc, trê, lươn, rắn. Câu cắm thường sử dụng nhiều cần, được cắm dọc theo bờ ruộng với khoảng cách giữa hai cần khoảng ba, bốn mét.Câu neo là phương pháp câu cá mà không cần đến cần câu chính. Để câu theo cách này, bạn chỉ cần sử dụng một sợi nhợ dài có lưỡi câu và mồi. Thay vì cột sợi nhợ vào đầu cần câu, bạn có thể nắm chặt bằng tay hoặc cột vào gốc cây, rễ cây ven bờ (nếu câu cá đồng) hoặc cột vào mạn thuyền (nếu câu ở sông, biển). Sau khi quăng mồi xuống nước, hãy kiểm tra sợi nhợ: nếu cá dính câu thì bắt, nếu cá rỉa hết mồi thì thay mồi mới. Loài cá thường sẽ lôi mồi đi để tránh cá khác tranh ăn, giúp lưỡi câu móc sâu vào mép cá. Tuy nhiên, cách câu này không hấp dẫn cho người câu.
Câu ngâm là Thuật ngữ trong câu cá chỉ phương pháp câu cá đồng ở ruộng, ao, mương rạch với các loại cá như rô, trê, chép, mè. Bạn cần một cái cần dài và sợi nhợ phù hợp, cùng lưỡi câu và phao.
Câu cảm giác: sử dụng cần mềm để mang lại cảm giác thích thú cho người câu.
Câu hố đấu: là thuật ngữ trong câu cá chỉ phương pháp câu trải mồi ra xa. Bạn cần xác định nước hồ sâu hay cạn để sử dụng phao phù hợp, căn phao và kéo phao lên cao hơn mực nước trước khi gắn lưỡi câu để bắt đầu câu.
Dọn luồng: Dọn luồng là việc lội xuống ruộng sâu, rộng để tém dẹp rong cỏ thành một đường trống trải để câu cá mà không bị vướng mắc. Công việc này cần phải thực hiện trước khi câu vài ba ngày để chờ nước trong trở lại và cá mới chịu ăn mồi. Người nào dọn luồng sẽ được quyền sử dụng đường câu đó.
Thuật ngữ trong câu cá – Thăm cần: là việc kiểm tra từng cần câu để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra, như cá dính câu hay mồi bị hỏng. Nếu cần thiết, người câu cũng nên thay mồi hoặc lưỡi câu để tiếp tục câu cá một cách hiệu quả.
Thẻo: Dây thẻo là đoạn dây nối từ mani đến lưỡi câu, có độ dài khoảng 40 – 60cm. Đối với người câu Đài, nên chọn loại dây PE hoặc Fluorocarbon vì chúng có khả năng chịu lực tốt và ít co giãn.
Tóm lưỡi: là Thuật ngữ trong câu cá chỉ hành động cột chặc nhợ câu vào lưỡi một cách bền chắc, không dễ bị sứt ra.
Xem thêm: Kỹ thuật câu cá
HUGO: Các loại cá lớn như trắm đen khi bị câu sẽ được gọi là Hugo.
Móm: Khi đi câu mà không bắt được cá nào, thì thuật ngữ trong câu cá người ta gọi là móm. Nếu không may bị mất cần khi câu cá, người ta gọi là móm giật.
Báo cá: Sau khi đi câu và có cá, người câu sẽ chụp ảnh các con cá đó và đăng lên facebook hoặc zalo để thông báo với mọi người.
Ròng cá: Khi câu được cá lớn, không thể giật cá lên bờ ngay được, phải giữ chặt cần và dẫn dắt cho tới khi cá yếu và gần bờ thì mới có thể vớt cá lên.
Xem thêm: Kỹ thuật câu lure là gì? Kinh nghiệm chọn dây câu lure chuẩn
Săn hàng: Thuật ngữ trong câu cá này chỉ hoạt động câu cá các loại cá lớn như trắm đen, hải tượng, cá chép lợn,….
Lời kết
Trong lĩnh vực câu cá, có rất nhiều thuật ngữ, ở đây Hồ câu Thế Anh chỉ liệt kê một số từ ngữ phổ biến nhất và các thuật ngữ trong câu cá được sử dụng rộng rãi ở cả ba miền đất nước từ xưa đến nay để chia sẻ với các bạn. Chúc các bạn có những chuyến câu cá thật vui vẻ và may mắn!
Comments are closed